TIN BÀI KHÁC
Với chiến thắng này, McIlroy giành vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng cá nhân từ Scottie Scheffler.
McIlroy - người bước vào giải với tư cách đương kim vô địch CJ Cup (par71) chiếm ưu thế với tổng thành tích điểm gậy -17, ít hơn 1 gậy so với Kurt Kitayama.
Trong ngày thi đấu chung kết, tay golfer 33 tuổi người Bắc Ireland đánh 2 bogey liên tiếp tại các hố 17 (par4) và 18 (par4). Cả ngày, anh mắc 3 bogey (cùng 7 birdie; cả giải anh có 2 eagle, 21 birdie, 8 bogey).
Mặc dù vậy, Kurt Kitayama đều đánh 4 gậy tiêu chuẩn, trong khi chỉ cần 1 birdie trong hai hố cuối sẽ đưa trận đấu vào play-off.
Lee Kyoung Hoon, tay golf Hàn Quốc, cũng không thể tận dụng sai lầm của McIlroy và kết thúc với tổng điểm -15.
Đây là lần thứ 9 McIlroy trở thành số 1 thế giới, với tổng cộng 106 tuần đứng đầu cho đến nay.
Lần cuối cùng nó đứng đầu bảng golfcá nhân là hơn hai năm trước, từ ngày 9/2 đến 18/7/2020.
Kể từ đó, Jon Rahm, Justin Thomas và Dustin Johnson đã diễu hành qua đỉnh bảng, trước khi Scottie Scheffler xuất hiện.
Với chiến thắng hôm Chủ nhật, McIlroy - nhà vô địch FedEx Cup 2022 - đã tích lũy được 35 danh hiệu trong sự nghiệp golf chuyên nghiệp.
Riêng với PGA Tour, đây là danh hiệu thứ 23 của anh, đứng thứ 28 danh sách những người có nhiều chức vô địch ở đường đua Mỹ. Rory hiện kém 1 danh hiệu so với Dustin Johnson, người đã gia nhập và trở thành nhà vô địch toàn mùa LIV Golf 2022.
Trong năm 2022, McIlroy có 4 lần lọt vào top 10 các major: á quân tại The Masters, hạng 8 ở PGA Championship, xếp thứ 5 U.S. Open, và kết thúc thứ 3 The Open Championship tổ chức ở Saint Andrews.
McIlroy có 4 chức vô địch major, nhưng không chiến thắng kể từ 2014 đến nay. Trong các giải lớn, The Masters là danh hiệu duy nhất anh còn thiếu.
Chức vô địch CJ Cup mang lại cho McIlroy 500 điểm FedEx Cup, cũng như tiền thưởng 1,89 triệu USD.
McIlroy cũng vượt mốc 68 triệu USD từ tiền thưởng trong sự nghiệp tranh tài PGA Tour, giúp anh tiến gần hơn đến vị trí thứ 2 danh sách tiền thưởng mọi thời đại.
Hiện McIlroy đứng thứ tư về tiền thưởng, Vijay Singh (71.236.216 USD) xếp thứ ba và Jim Furyk (71.507.269 USD) đứng nhì. Kỷ lục mọi thời đại thuộc về Tiger Woods, với 120.895.206 USD.
Bạn dễ dàng bị “bắt mạch”
Thông thường các công ty đều có chính sách không tiết lộ mức lương của nhân viên cũ hay hiện tại cho bất kỳ ai không liên quan. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mức lương của bạn là một bí mật luôn được giữ kín. Nhà tuyển dụng có những kỹ thuật riêng và mạng lưới mối quan hệ rộng để dễ dàng "bắt mạch" bạn nếu họ nghi ngờ ứng viên đang nói dối quá nhiều về mức lương.
Bên cạnh đó, khi tham gia vào một công ty, bạn có thể sẽ được yêu cầu nộp một số giấy tờ cá nhân theo quy trình mà trong đó phản ánh thu nhập thực tế của bạn các năm qua. Dù bằng cách nào, việc cố gắng nói dối về mức lương không dễ dàng như bạn nghĩ, chỉ là nhà tuyển dụng muốn hay không muốn tìm hiểu đến cùng mà thôi.
Dễ mắc “giấu đầu lòi đuôi”
Dân gian vốn có câu "giấu đầu lòi đuôi" nhằm chỉ ra rằng những người hay lấp liếm muốn giữ kín điều gì đó thường vô tình để lộ ra những chi tiết khác khiến người ta đoán biết được.
Khi bạn phải tìm cách nói dối để ứng phó với câu hỏi về mức lương trong quá khứ, bạn cũng sẽ dễ trở nên lúng túng nếu bị hỏi dồn hoặc phỏng vấn viên có thể dùng những câu hỏi gián tiếp về phúc lợi, lương thưởng để thăm dò thu nhập thực tế trước đây của bạn. Và trong lúc bối rối, nhiều khả năng những chi tiết bạn cung cấp trước đó sẽ không trùng khớp với phần trả lời sau bởi chính bạn cũng không nhớ được chính xác mình đã nói dối như thế nào.
Đàm phán lương khi ứng tuyển cần phù hợp với “thì hiện tại”
![]() |
(Nguồn ảnh: Internet) |
Thật ra việc nói thật hay nói dối về mức lương là quyền lựa chọn của mỗi ứng viên bởi ai cũng mong muốn sẽ có được kết quả đàm phán sau cùng tốt nhất. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vào thực tế thì việc nói dối mức lương cũ là một điều hoàn toàn không cần thiết bởi lẽ bạn đang đàm phán mức lương cho công việc hiện tại chứ không phải là cho công việc trong quá khứ.
Giá trị của bản thân bạn ở thời điểm tham gia ứng tuyển có nhiều sự khác biệt so với trước đây và là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như khả năng đóng góp của bạn sắp tới là gì, những kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã thu thập được trong thời gian qua ra sao, vị trí của bạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một tổ chức,... Vì vậy, mức lương khởi điểm cho công việc mới không phải là con số tăng trưởng nào đó dựa trên mức lương cũ mà nó phải thể hiện được sự tương xứng với năng lực của bạn khi tham gia vào công ty mới.
Do đó, thay vì mất công tìm cách nói dối lòng vòng, bạn có thể tự thực hiện một khảo sát nhỏ về mức trung bình trên thị trường cho vị trí và ngành nghề đang ứng tuyển, sau đó tự tin đưa ra con số đề nghị hợp lý nhất, bất kể thu nhập trước đây của bạn ra sao.
Quá trình đàm phán lương luôn có nhiều tình huống thử thách đối với ứng viên, kể cả những ứng viên giàu kinh nghiệm. Để bản thân luôn sẵn sàng có được những chiến thuật đàm phán hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo chuyên mục Cẩm nang tại CareerBuilder.vn mỗi tuần để tham khảo nhiều bí quyết và kỹ thuật thương thảo lương cùng các kỹ năng mới nhất giúp phát triển sự nghiệp.
(Nguồn: CareerBuilder.vn)
" alt=""/>Nói dối lương cũ